Diamond Invest

Phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích chứng khoán có lịch sử lâu đời, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để ra quyết định đầu tư. 

Có hai phương pháp chính thường được nhà đầu tư sử dụng để phân tích, và đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán gồm: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Nếu phân tích cơ bản là phương pháp tập trung vào xem xét các báo cáo của công ty để xác định giá trị nội tại của chứng khoán, thì phân tích kỹ thuật là phương pháp tập trung vào phân tích giá và biến động giá của chứng khoán để đưa ra các quyết định đầu tư. Qua bài viết sau, bạn sẽ có thể tìm hiểu những kiến thức cơ bản của phương pháp phân tích kỹ thuật.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là phương pháp nghiên cứu các thống kê về biến động giá, khối lượng giao dịch để đánh giá chứng khoán và dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Các nhà phân tích theo phương pháp này cho rằng hoạt động giao dịch trong quá khứ và sự biến động giá có thể giúp họ dự đoán về xu hướng giá của chứng khoán trong tương lai.

Phương pháp này ra đời vào những năm 1800 bởi Charles Dow qua Lý thuyết Dow. Một số nhà nghiên cứu gồm William P. Hamilton, Robert Rhea, Edson Gould và John Magee đã đóng góp thêm vào các khái niệm của Lý thuyết Dow, giúp hình thành nên cơ sở cho phương pháp này.

Phân tích kỹ thuật trong đầu tư cổ phiếu

Với phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư sẽ sử dụng các chỉ số, biểu đồ để xem xét các biến động cung và cầu của cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đến giá và khối lượng giao dịch như thế nào. Từ đó, nhà đầu tư sẽ quyết định thời điểm nên mua vào, nắm giữ, hay bán ra cổ phiếu.

Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là gì?

Phương pháp này thường được sử dụng để nhận định các tín hiệu giao dịch ngắn hạn, nhưng cũng có thể giúp đánh giá điểm mạnh hoặc điểm yếu của cổ phiếu so với các đối thủ cùng ngành, hoặc so với thị trường chung.

Các công cụ thường được nhà phân tích kỹ thuật sử dụng

Nguyên tắc cốt lõi của phân tích kỹ thuật là giá của cổ phiếu sẽ phản ánh tất cả thông tin có thể tác động đến thị trường. Thông thường, các nhà phân tích sẽ sử dụng hai công cụ chính là các mô hình giá và các chỉ báo kỹ thuật để phân tích biến động về giá.

Các mô hình giá 

Các mô hình giá được nhà phân tích sử dụng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự. Vùng hỗ trợ là vùng giá mới đạt được khi giá của chứng khoán giảm xuống mức đáy dự kiến (hay được gọi là mức hỗ trợ). Vùng kháng cự là vùng giá mới đạt được khi giá của chứng khoán tăng lên cao hơn mức đỉnh dự kiến (hay được gọi là mức kháng cự). Các mô hình này được thiết kế để dự đoán vị trí của giá, sau một thời điểm nhất định và khi một điểm giá nào đó bị phá vỡ.

Ví dụ:

Mô hình tam giác tăng là mô hình giá tăng cho thấy một vùng kháng cự quan trọng. Giá tăng đột biến vượt khỏi ngưỡng kháng cự này có thể dẫn đến khối lượng giao dịch tăng đáng kể.

Mô hình tam giác cân là mô hình với hai đường xu hướng hội tụ, nối một loạt các đỉnh cao nhất và các đáy thấp nhất liên tiếp. Mô hình tam giác cân đại diện cho một giai đoạn hợp nhất trước khi giá buộc phải phá kháng cự hoặc phá hỗ trợ.

  • Khi vùng hỗ trợ bị phá, giá xuống thấp hơn đường xu hướng phía dưới, thị trường có thể đánh dấu sự bắt đầu của một xu hướng giảm giá mới.
  • Ngược lại, khi vùng kháng cự bị phá, giá lên cao hơn đường xu hướng phía trên, thị trường cho thấy sự bắt đầu của một xu hướng tăng giá mới.

Mô hình tam giác giảm là mô hình cho biết đà giảm đang hình thành và sự phá vỡ mức hỗ trợ sẽ xảy ra. Khi giá giảm đột biến vượt khỏi ngưỡng hỗ trợ này, các nhà giao dịch sẽ tham gia vào các vị thế bán và tích cực đẩy giá của cổ phiếu xuống thấp hơn nữa.

Các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật
Các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật

Chỉ báo kỹ thuật

Chỉ báo kỹ thuật là những công thức tính toán hay dự báo giá dựa trên các thông số trong quá khứ như giá, khối lượng hay nhu cầu mua bán của một cổ phiếu. Các chỉ báo này được các nhà giao dịch theo phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư. Có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật được các nhà nghiên cứu phát triển để hỗ trợ giao dịch. Một số chỉ báo tập trung chủ yếu vào việc xác định xu hướng thị trường hiện tại, bao gồm các khu vực hỗ trợ và kháng cự. Các chỉ báo khác tập trung vào việc xác định sức mạnh của xu hướng và khả năng tiếp tục.

Các chỉ báo kỹ thuật thường được nhà đầu tư sử dụng gồm:

  • Xu hướng giá cả
  • Chỉ báo khối lượng và chỉ báo dao động
  • Chỉ báo dao động
  • Đường trung bình động
  • Chuyển động trung bình hội tụ/phân kỳ
Chỉ báo kỹ thuật
Chỉ báo kỹ thuật

Các giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật

Mỗi một phương pháp phân tích đều có những giả định cơ bản. Điều đó nghĩa là, nhà phân tích tin những giả định này là đúng, sau đó dựa trên những giả định này để đưa ra những kết luận về giá.

Charles Dow đã viết và chia sẻ một loạt bài thảo luận về lý thuyết phân tích kỹ thuật trong đó ông đưa ra hai giả định cơ bản là nền tảng cho phương pháp này:

  1. Các thông tin về thị trường đã được phản ánh qua giá của cổ phiếu.
  2. Ngay cả các biến động giá ngẫu nhiên, chuyển động theo các mô hình và xu hướng xác định được, sẽ có xu hướng lặp lại theo thời gian.

Các nguyên tắc phân tích kỹ thuật hiện nay phần lớn đều được xây dựng dựa trên nền tảng của Dow. Trong đó, có 3 giả định chung thường được các nhà phân tích chuyên nghiệp tuân theo gồm:

  • Thị trường giảm giá mọi thứ: Các nhà phân tích tin rằng, tất cả các thông tin, từ nguyên tắc cơ bản của công ty đến các yếu tố, tâm lý thị trường đều đã được phản ánh qua giá cổ phiếu. Quan điểm này phù hợp với Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (EMH – Efficient Market Hypothesis), giả thuyết đưa ra kết luận tương tự về giá cổ phiếu. Việc còn lại là nhà đầu tư cần phân tích biến động giá, để xác định cung và cầu của một cổ phiếu cụ thể trên thị trường.
  • Giá lên xuống theo xu hướng cụ thể: Các nhà phân tích kỹ thuật kỳ vọng rằng giá, ngay cả trong các chuyển động thị trường ngẫu nhiên, cũng sẽ thể hiện xu hướng ở bất kỳ khoảng thời gian nào. Nói một cách dễ hiểu là, thay vì biến động thất thường, giá cổ phiếu có nhiều khả năng sẽ tiếp tục chuyển động theo xu hướng trong quá khứ. Hầu hết các chiến lược giao dịch kỹ thuật đều dựa trên giả định này.
  • Lịch sử có xu hướng tự lặp lại: Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng lịch sử có xu hướng tự lặp lại. Bản chất lặp đi lặp lại của các chuyển động giá thường được cho là do tâm lý thị trường, thường rất dễ đoán dựa trên cảm xúc của những nhà đầu tư như sợ hãi hoặc phấn khích. Những nhà phân tích sử dụng các mẫu biểu đồ để phân tích những cảm xúc này, và các chuyển động thị trường tiếp theo để hiểu xu hướng.
Các giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật
Các giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật

Tóm lại…

Phân tích kỹ thuật là phương pháp thường được sử dụng bởi những nhà đầu tư ngắn hạn để xác định điểm mua vào và bán ra cổ phiếu. Phương pháp này cũng có một số mặt hạn chế, phổ biến như biểu đồ có thể bị hiểu sai, mô hình có thể đưa ra những dự đoán chưa chính xác. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp phân tích dựa trên biến động giá hiệu quả được nhiều nhà đầu tư sử dụng.

Một số nhà đầu tư thường kết hợp phương pháp này với phân tích cơ bản để ra quyết định đầu tư. Thông thường, họ sẽ sử dụng phân tích cơ bản để quyết định mua cổ phiếu nào, và phân tích kỹ thuật để quyết định thời điểm mua.

Lời kết

Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ Diamond Invest

Đây là tài liệu được biên tập bởi Joyce Thanh Mai và đội ngũ Diamond Invest. Cung cấp kiến thức miễn phí cho NĐT một cách bài bản. Chúc các bạn đầu tư thành công

Nếu bạn còn vấn đề vướng mắc, vui lòng liên hệ Diamond Invest để được hỗ trợ.
Có thể bạn cũng quan tâm:


Tham khảo thêm thông tin và cơ hội đầu tư tại VPS: Trái Phiếu VPS, Cổ Phiếu VPS, Money Market VPS, …
Đừng quên theo dõi fanpage Diamond Invest để cập nhật những thông tin tài chính và đầu tư hữu ích một cách nhanh chóng !

Đăng ký tư vấn đầu tư miễn phí

Điền thông tin liên hệ và cố vấn tài chính của chúng tôi sẽ sớm liên lạc qua điện thoại





     



    Thanh Mai

    Trả lời