- 23 Tháng Một, 2022
- Danh mục: Kiến thức, Trái phiếu

Hãy cùng Diamond Invest tìm hiểu Các tổ chức tham gia trong một đợt phát hành trái phiếu trong bài viết này nhé.
Các phương thức phát hành trái phiếu trong nước và tổ chức tham gia một đợt phát hành trái phiếu
Hiện nay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đã là một hình thức đầu khá quen thuộc với nhiều nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên để giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn với hình thức đầu tư này về các phương thức phát hành trái phiếu trong nước và các tổ chức cùng tham gia trong một đợt phát hành trái phiếu. Mời anh chị theo dõi bài viết
Trong một đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tổ chức phát hành chính là đơn vị/doanh nghiệp đang có nhu cầu thu hút vốn thông qua việc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên để đưa nhà đầu tư tiếp cận được đến trái phiếu của doanh nghiệp cần sự tham gia của các tổ chức chuyên nghiệp để giao dịch phát hành thành công.
Mục lục
1. Các phương thức phát hành trái phiếu trong nước
Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:
- “Bảo lãnh phát hành trái phiếu” Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp được hiểu là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành bán trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán.
- “Đấu thầu phát hành trái phiếu” là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.
- “Đại lý phát hành trái phiếu” là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
- “Bán trực tiếp” cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.
Dưới sự tư vấn của tổ chức tư vấn phát hành. Doanh nghiệp phát hành quyết định phương thức phát hành phù hợp.
Tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính được phép cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức tham gia trong một đợt phát hành trái phiếu
2.1 Đại lý tư vấn và phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp
Sẽ thực hiện tư vấn phát hành cho trái phiếu như: Lập kế hoạch phát hành, tư vấn về mức lãi suất phù hợp, thời điểm và giá phát hành. Đồng thời giúp doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu cần thiết để tiến hành việc phân phối trái phiếu.
Trong một đợt phát hành trái phiếu có thể có nhiều tổ chức đồng thời tư vấn và thu xếp phát hành.
2.2 Tổ chức bảo lãnh phát hành
Việc bảo lãnh phát hành thông thường được thực hiện bằng 2 phương thức:
- Tổ chức bảo lãnh mua số lượng trái phiếu được phép để phân phối bán lại.
- Tổ chức bảo lãnh mua lại toàn bộ số trái phiếu chưa được phân phối hết của đợt phát hành.
Việc có tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp về việc thu đủ nguồn vốn có nhu cầu huy động thông qua đợt phát hành. Thông thường, tổ chức tư vấn phát hành cũng đóng vai trò là tổ chức bảo lãnh trong đợt phát hành. thường là các công ty chứng khoán
Nhiều nhà đầu tư cá nhân đang bị nhầm lẫn giữa bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán và công ty chứng khoán (trực thuộc ngân hàng) bảo lãnh thì ngân hàng mẹ sẽ chịu trách nhiệm. Điều này hoàn toàn không đúng.
Thực tế, đối với việc bảo lãnh trái phiếu, các công ty chứng khoán chỉ đứng ra tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thẩm định tính chính xác về hồ sơ phát hành của doanh nghiệp. Các công ty chứng khoán sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với khoản đầu tư của cá nhân trừ khi có cam kết bảo lãnh thanh toán.
Vì vậy, khi mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải nắm rõ những điều này để không bị nhầm lẫn giữa các khái nhiệm và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

2.3. Đại lý đăng ký lưu ký trái phiếu
Công việc của đại lý đăng ký lưu ký chứng khoán bao gồm lập, giữ và quản lý sổ đăng ký ghi người sở hữu trái phiếu, số lượng trái phiếu, lập danh sách các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu để thông báo cho đại lý thanh toán khi tiến hành việc thanh toán. Các tổ chức tài chinh như ngân hàng hoặc công ty chứng khoán thường là tổ chức đóng vai trò là đại lý đăng ký lưu ký.
2.4 Đại lý thanh toán
Đại lý thanh toán đóng vai trò thay mặt tổ chức phát hành thanh toán tiền lãi trái phiếu định kỳ và thanh toán tiền gốc trái phiếu tại ngày đáo hạn cho các trái chủ. Tổ chức này thường là ngân hàng thương mại hoặc công ty chứng khoán do có chức năng thanh toán.
2.5 Đại lý quản lý tài sản đảm bảo
Thực hiện việc quản lý, xử lý, bán, chuyển nhượng, cho thuê hoặc xử lý TSBĐ, thanh toán số tiền thu được cho các trái chủ trong trường hợp TCPH không thực hiện được nghĩa vụ với các trái chủ và đảm bảo quyền lợi ngang nhau cho các trái chủ.

Tạm kết
Với bài viết trên. Hi vọng các nhà đầu tư cá nhân sẽ có thêm thông tin, và kiến thức để phân tích các bản chào, hiểu rõ, chức năng chính xác của từng tổ chức khi tham gia một đợt phát hành trái phiếu và có quyết định đầu tư hiệu quả nhất.
Nếu bạn còn vấn đề vướng mắc, vui lòng liên hệ Diamond Invest để được hỗ trợ.
Ngoài ra, hãy theo dõi những chia sẻ và tham khảo lời khuyên của của các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các cố vấn tài chính về để có được sự đầu tư đúng đắn nhất. Chúc các bạn có những kiến thức và quyết định đầu tư hiệu quả !
Có thể bạn cũng quan tâm:
- Các bài viết khác
- Phân biệt Cổ phiếu và Trái phiếu, so sánh sự khác nhau giữa Cổ phiếu và Trái phiếu
- Cổ phiếu là gì? Tìm hiểu chi tiết về cổ phiếu, những điều cần lưu ý trước khi đầu tư cổ phiếu
- Các vấn đề nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư trái phiếu tại VPS? – Phần 1
- Các vấn đề nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư trái phiếu tại VPS? – Phần 2
Mở TKCK miễn phí và trải nghiệm ngay các giải pháp đầu tư tài chính tại Công ty cổ phần chứng khoán VPS:
Tham khảo thêm thông tin và cơ hội đầu tư tại VPS: Trái Phiếu VPS, Cổ Phiếu VPS, Money Market VPS, …
Đừng quên theo dõi fanpage Diamond Invest để cập nhật những thông tin tài chính và đầu tư hữu ích một cách nhanh chóng !
Đăng ký tư vấn đầu tư miễn phí
Điền thông tin liên hệ và cố vấn tài chính của chúng tôi sẽ sớm liên lạc qua điện thoại
